Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 của Bộ Y Tế dùng trong phòng thí nghiệm

Hiện nay, các hộ gia đình sử dụng nước cất ngày càng thông dụng và phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt. Tuy nhiên, loại nước này có những ưu nhược riêng biệt mà không phải ai cũng biết. Vậy đâu là những tiêu chuẩn nước cất giúp mọi người nhận định được chất lượng?

Tiêu chuẩn nước cất

1. Lưu ý chung về tiêu chuẩn nước cất

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu và phương pháp thử tương ứng cho ba loại nước dùng trong phòng thí nghiệm để phân tích các hoá chất vô cơ.

nước cất
Lưu ý về tiêu chuẩn nước cất trong phòng thí nghiệm mà mọi người cần để tâm

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nước để phân tích vết hữu cơ, phân tích các chất hoạt động bề mặt, hoặc phân tích sinh học hay y tế.

Tiêu chuẩn nước cất này tương thích với tiêu chuẩn ISO 3696-1987 và TCVN 4851-1989

2. Phân loại nước cất 

Loại 1

Không có chất nhiễm bẩn hòa tan hoặc keo ion và hữu cơ, đáp ứng những yêu cầu phân tích nghiêm ngặt nhất bao gồm cả những yêu cầu về sắc ký chất lỏng đặc tính cao; phải được sản xuất bằng cách xử lý tiếp từ nước loại 2 (ví dụ thẩm thấu ngược hoặc khử ion hoá sau đó lọc qua một vùng lọc có kích thước lỗ 0,2mm để loại bỏ các chất dạng hạt hoặc chưng cất lại ở một máy làm bằng silic oxit nóng chảy.

Loại 2

Có rất ít chất nhiễm bẩn vô cơ, hữu cơ hoặc keo và thích hợp cho các mục tiêu phân tích nhậy, bao gồm cả quang phổ hấp thụ nguyên tử (ASS) và xác định các thành phần ở lượng vết; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất nhiều lần, hoặc bằng cách khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược sau đó chưng cất.

Loại 3

Phù hợp với hầu hết các phòng thí nghiệm làm việc theo phương pháp ướt và điều chế các dung dịch thuốc thử; phải được sản xuất, ví dụ như bằng cách chưng cất một lần, khử ion hoá hoặc thẩm thấu ngược. Nếu không có quy định nào khác, loại này được dùng cho phân tích thông thường.

nước khử khoáng là nước cất
Nước cất đôi khi được gọi là nước khử khoáng hoặc nước khử ion.

Chú thích: nguồn nước cung cấp ban đầu là nước uống được và sạch. Nếu nước bị nhiễm bẩn nặng về bất kỳ phương diện nào, cũng cần phải được phân tích trước.

3. Yêu cầu về hàm lượng tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 (ISO 3696-1987) 

Tên chỉ tiêu Mức các chỉ tiêu Phương pháp thử
Loại 1 Loại 2 Loại 3
1.Độ pH ở 250C phạm vi bao hàm

 

2. Độ dẫn điện ở 250 C tính bằng mS/m, không lớn hơn

 

3. Chất oxy hoá.Hàm lượng oxy(O) tính bằng mg/l không lớn hơn…

 

4. Độ hấp thụ ở 254 nm và chiều dày 1 cm, tính bằng đơn vị hấp thụ, không lớn hơn…

 

5. Hàm lượng cặn sau khi bay hơi ở 1100 C tính bằng mg/kg không lớn hơn…

 

6. Hàm lượng silic dioxit (SiO2) tính bằng mg/l, không lớn hơn…

Không áp dụng (xem chú thích 1)

0,01 (xem chú thích 2)

 

Không áp dụng (xem chú thích 3)

0,001

 

Không áp dụng (xem chú thích 3)

 

0,01

Không áp dụng (xem chú thích 1)

0,1 (xem chú thích 2)

 

0,08

 

 

0,01

 

1

 

0,02

5,0 đến 7,5

0,5

 

0,4

 

 

Không quy định

 

2

 

Không quy định

Điều 6.1

Điều 6.2

 

Điều 6.3

 

 

Điều 6.4

 

Điều 6.5

 

Điều 6.6

4. Tác hại khi uống nước cất thường xuyên

Việc chưng cất tuy hiệu quả nhưng bản thân quá trình chưng cất lại không thể phân biệt được trong nước thì những chất nào là tốt hay xấu. Nước cất cũng khiến xuất hiện nguy cơ loại bỏ các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một vài trong số đó là lưu huỳnh, Clo và Kali. Đồng thời nước cất cũng sẽ bị mất một lượng lớn các Vitamin và khoáng chất, đây là những chất cần thiết cho sức khỏe. 

nước cất không nên uống
Nước cất không nên dùng để uống

Rất nhiều người hiện nay băn khoăn trong việc nên sử dụng loại nước nào nước cất hay nước tinh khiết là tốt cho gia đình. Thế nhưng chúng ta cần chú ý một điều rằng việc lựa chọn nước tinh khiết hay nước cất còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu sử dụng của gia đình, mức độ kinh tế, nhu cầu cơ thể….Vì mỗi loại nước có những ưu và nhược điểm khác nhau.

5. Nước còn khoáng – Xu hướng nước uống tốt cho sức khỏe hiện nay

Nhiều gia đình hiện nay đang phân vân không biết nên lựa chọn loại nước nào đảm bảo việc sạch và có lợi cho sức khỏe mọi người. Nước tinh khiết hay nước cất đều có những mặt nhược điểm khác nhau nhưng đều gây hại cho cơ thể nếu sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, nước còn khoáng đang trở thành xu thế hàng đầu được tổ chức y tế Thế giới WHO khuyên dùng.

Theo công bố của WHO, loại nước còn khoáng sau khi lọc sẽ loại bỏ các kim loại nặng, tạp chất độc hại,… Đồng thời giữ lại các loại khoáng chất cần thiết có trong cơ thể, đặc biệt là canxi và magie. Chính vì vậy, nguồn nước này không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn sạch mà còn có lợi cho sức khỏe người dùng. 

nước ion canxi
Nước còn khoáng là loại nước tốt cho sức khoẻ được WHO khuyên dùng

Thậm chí, tại một số quốc gia trên thế giới, việc sử dụng loại nước còn khoáng là phương thức bổ sung magie tự nhiên vào cơ thể một cách tốt nhất. Do đó, thay vì phải đáp ứng các tiêu chuẩn nước cất hay nước tinh khiết,…người tiêu dùng sẽ chọn lựa các loại máy lọc cho ra nguồn nước còn khoáng bổ dưỡng này.

Có thể thấy, tiêu chuẩn nước cất mà bộ Y tế ban hành đang chiếm được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng người dân. Qua đó, bạn có thể nhận thấy những hạn chế rõ rệt khi sử dụng các loại nước này trong thời gian dài. Chính vì vậy, nước còn khoáng dần trở thành xu thế hàng đầu nhằm đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua các thiết bị lọc cho ra nguồn nước ion canxi tốt cho sức khoẻ nhé!

Bài viết Tiêu chuẩn nước cất TCVN 4581-89 của Bộ Y Tế dùng trong phòng thí nghiệm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Geyser Việt Nam.



source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/tieu-chuan-nuoc-cat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đâu mới là bộ tiền xử lý “chân ái nhất” của máy lọc nước ion kiềm?

Top 10+ loại nước uống giải rượu, đánh tan cơn say tốt nhất 2023

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay