Tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y Tế cập nhật mới nhất

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt đạt chuẩn mà Bộ Y Tế đã ban hành đưa ra câu trả lời cho vấn đề nước sạch được sự quan tâm đông đảo mọi người. Đặc biệt trong tình hình ô nhiễm môi trường nước diễn ra ngày càng nghiêm trọng như hiện nay. Vậy có cách nào giúp mọi người nhận biết nguồn nước mà mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng hay không? Đừng bỏ qua bài viết sau đây để nắm được quy chuẩn nước ăn uống sinh hoạt mới nhất!

tiêu chuẩn nước sinh hoạt

1. Thông tin chi tiết tiêu chuẩn nước sinh hoạt do Bộ Y Tế ban hành

Thông tư QCVN 01-1:2018/BYT được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Qua đó giúp người dân sẽ nắm vững được các kiến thức, nội dung quan trọng trong việc nhận biết chất lượng nguồn nước mà gia đình mình đang dùng. Cụ thể như sau:

các tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Bộ Y tế ban hành cần chú ý những nội dung gì?

1.1. Đối tượng áp dụng của quy chuẩn chất lượng nước

Quy chuẩn nước ăn uống sinh hoạt được pháp luật hiện hành đưa ra được áp dụng cho các đối tượng nhất định. Đó là các cá nhân, văn phòng làm việc, trường học, cơ quan tổ chức cùng các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nước sinh hoạt dưới 1000m3 trong một ngày đêm.

1.2. Bảng các chỉ số về tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt theo quy định Bộ Y Tế

Trong văn bản quy định các tiêu chuẩn nước sinh hoạt đạt chuẩn do Bộ Y Tế đưa ra, mọi người cần quan tâm tới bảng chỉ số cùng các giới hạn nằm trong phạm vi an toàn. Cụ thể như sau:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn

tối đa cho phép

Phương pháp thử Mức độ giám sát
I II
1 Màu sắc TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887 – 1985)/SMEWW 2120 A
2 Mùi vị Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan/SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục NTU 5 5 TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990)/SMEWW 2130 B A
4 Clo dư mg/L Trong khoảng  0,3-0,5 SMEWW 4500Cl/US EPA 300.1 A
5 pH Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492:1999/SMEWW 4500 – H+ A
6 Hàm lượng Amoni mg/L 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C /SMEWW 4500 – NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+) mg/L 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) / SMEWW 3500 – Fe B
8 Chỉ  số Pecmanganat mg/L 4 4 TCVN 6186:1996/ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3 mg/L 350 TCVN 6224 – 1996 / SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua mg/L 300 TCVN 6194 – 1996(ISO 9297 – 1989)/ SMEWW 4500 – Cl- D A
11 Hàm lượng Florua mg/L 1.5 TCVN 6195 – 1996(ISO10359 – 1 – 1992)/ SMEWW 4500 – F- B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/L 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 / SMEWW 3500 – As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990)/SMEWW 9222 A

1.3. Chú thích trong bảng chỉ tiêu nước sinh hoạt

Đối với bảng chỉ số trong tiêu chuẩn nước sinh hoạt được cấp phép và ban hành bởi Bộ Y Tế, không ít người dân thắc mắc về các khái niệm chuyên ngành. Đặc biệt là các thuật ngữ điển hình sau:

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất
Các chỉ số tiêu chuẩn nước uống theo Bộ Y Tế
  • Chỉ tiêu cảm quan: Đây là khái niệm chỉ về các yếu tố bao gồm màu sắc, mùi vị mà con người có thể cảm nhận được về nguồn nước sinh hoạt thông qua các giác quan.
  • SMEWW được viết tắt từ cụm từ Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater. Thuật ngữ này được hiểu là các phương pháp chuẩn dùng để xét nghiệm chất lượng của nước tinh khiết và nước thải sinh hoạt.
  • US EPA được viết tắt bởi cụm từ United States Environmental Protection Agency. Đây là tên của cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ tại Mỹ.
  • TCU là đơn vị đo lường của màu sắc trong bảng tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất. Nó được viết tắt bởi cụm từ True Color Unit.
  • NTU là đơn vị đo lường về chỉ số độ đục của nước sinh hoạt được viết tắt từ thuật ngữ Nephelometric Turbidity Unit.

Ngoài ra, trong bảng chỉ số tiêu chuẩn nước sạch mà Bộ Y Tế ban hành, mọi người có thể nhận thấy các giới hạn tối đa cho phép đều được chia làm hai loại. Mỗi tiêu chí sẽ có phạm vi áp dụng khác nhau, đó là:

  • Giới hạn I được áp dụng với các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh cung cấp nước sinh hoạt.
  • Giới hạn II được  dùng cho các cá nhân hay hộ gia đình khai thác nước sinh hoạt.

2. Máy lọc nước ưu việt cho nguồn nước đạt chuẩn QCVN nước sinh hoạt

Hiện nay, để mọi người có thể sử dụng nguồn nước đảm bảo các tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo như Bộ Y Tế ban hành thì máy lọc nước chính là giải pháp tối ưu nhất.

Tuy nhiên trên thị trường nước ta có rất nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau. Đặc biệt không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo hiệu và chất lượng.

Đa số các loại máy lọc nước hiện nay đều cho ra loại tinh khiết. Tuy nhiên, đây là loại nước đã bị khử đi các khoáng chất cần thiết để phát triển cơ thể con người. Đặc biệt, nó còn gây hại cho sức khỏe khi bạn sử dụng trong thời gian dài. Chính vì vậy, nước ion canxi của máy lọc nước nano Geyser đang trở thành xu hướng mới được giới tiêu dùng lựa chọn.

Máy lọc nước Geyser Nano
Máy lọc nước Geyser với công nghệ Nano đảm bảo nguồn nước sạch

Sản phẩm có khả năng loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng, vi khuẩn độc hại,…Đồng thời cơ chế lọc đa năng giúp giữ lại nước khoáng chất thiết yếu có lợi, cho ra đời nguồn nước ion canxi tốt cho cơ thể.

Máy lọc nước Geyser với công nghệ Nano tiên tiến đang là lựa chọn hoàn hảo mà nhà nhà tin dùng. Bởi mọi người có thể yên tâm khi nguồn nước mà mình sử dụng luôn đảm bảo chất lượng đúng như tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất mà Bộ Y Tế ban hành. Chính vì vậy, để sở hữu chiếc máy lọc nước Geyser Nano, bạn hãy nhanh tay liên hệ với Geyser Việt Nam theo các phương thức dưới đây:

Bài viết Tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y Tế cập nhật mới nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Geyser Việt Nam.



source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/tieu-chuan-nuoc-sinh-hoat/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đâu mới là bộ tiền xử lý “chân ái nhất” của máy lọc nước ion kiềm?

Top 10+ loại nước uống giải rượu, đánh tan cơn say tốt nhất 2023

Trẻ em uống nước ion kiềm rất nguy hiểm – thực hư ra sao?