Công nghệ lọc nước Nano là gì? Bất ngờ với hiệu quả cực lớn từ công nghệ này

Ngoài công nghệ RO thì công nghệ lọc nước Nano cũng được sử dụng khá phổ biến cho các dòng máy lọc nước hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tường tận về công nghệ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được thông tin chi tiết về định nghĩa; ưu, nhược điểm, điều kiện hoạt động, ứng dụng,… của công nghệ lọc Nano.

công nghệ lọc nước nano
Tìm hiểu về công nghệ lọc nước Nano.

1. Công nghệ lọc nước Nano là gì?

Công nghệ lọc nước Nano là công nghệ hoạt động nhờ vào áp lực, thường được gọi tắt là công nghệ lọc NF. Công nghệ Nano được xem là hình thức lọc trung gian giữa lọc RO thẩm thấu ngược và siêu lọc UF.

công nghệ lọc nước nano là gì
Công nghệ lọc nước Nano là gì?

Công nghệ lọc Nano có khả năng lọc “4 trong 1”:

  • Lọc bằng cơ chế hấp thụ: những kim loại nặng bị giữ lại nhờ cơ chế này
  • Lọc bằng cơ học: loại bỏ trong nước các thành phần có kích thước lớn
  • Lọc diệt khuẩn bằng công nghệ phủ bạc: diệt 100% vi khuẩn, loại bỏ kim loại nặng gây hại trong nước; nhưng vẫn giữ lại tốt khoáng chất có trong nước
  • Lọc bằng cơ chế trao đổi ion: có khả năng xử lý nước đóng cặn (nước cứng) tốt

2. Ưu, nhược điểm của công nghệ Nano là gì?

ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
– Giảm hàm lượng các chất hòa tan, lượng muối trong nước lợ – Cần phải xử lý nước trước khi đưa vào màng lọc Nano
– Giảm các kim loại nặng, sulfat, nitrat, tannin, màu và độ đục – Tiêu thụ điện năng cao hơn so với công nghệ lọc UF hay MF
– 95% là tự động hóa, việc thay thế màng lọc thì sẽ được thay bằng tay – Màng lọc Nano có độ nhạy nhất định với clo nên cần xử lý nước bằng clo trước khi đưa vào màng lọc
– Khử trùng cho nước đối với vật liệu lọc có bổ sung phân tử bạc Ag+ – Màng lọc Nano sẽ đắt hơn so với màng lọc thẩm thấu ngược RO
– Khả năng làm mềm nước hiệu quả
– Trong quá trình vận hành, không cần thêm hóa chất

3. Các loại mô đun sử dụng trong công nghệ Nano

Mô đun hình ống rỗng

Đối với mô đun hình ống rỗng, ở các thành ống sẽ được thiết kế các lỗ có kích thước khoảng 10 – 40mm. Lớp màng lọc được đặt ở bên trong ống. Nước sẽ bơm vào bên trong ống và nước sạch chảy ra ngoài.

Mô đun này gồm một bó ống đặt nối tiếp hoặc song song trong một hình trụ. Sử dụng mô đun hình ống rỗng sẽ giúp bạn lọc các chất lỏng bẩn hoặc có độ nhớt cao một cách dễ dàng nhờ khả năng làm sạch tốt.

Mô đun xoắn ốc

Đây là loại mô đun được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ lọc Nano. Nó có cấu tạo một ống rỗng ở bên trong, xung quanh bao bọc bởi các tấm màng.

công nghệ lọc nano sử dụng modun xoắn ốc
Mô đun hình xoắn ốc trong công nghệ lọc Nano.

Bạn sẽ thấy tại mép có dán keo dọc theo ba cạnh và thân ống trên cùng một tấm đệm nhằm tạo thành lá. Chính giữa lớp lá và lớp màng được cố định, ngăn cách bằng lưới chất dẻo mềm.

Với mô đun này, nước sẽ chảy vào một phía của màng lọc. Từ đây, nước sẽ thẩm thấu qua màng và cuối cùng đi vào ống trung tâm.

4. Điều kiện hoạt động của công nghệ Nano

Dưới đây là một vài tiêu chuẩn về điều kiện hoạt động của công nghệ lọc Nano, bạn có thể tham khảo:

  • Nước đầu vào: không có Clo tự do
  • Áp lực vận hành tối đa: 45 bar
  • Nhiệt độ tối đa: 40 – 500C
  • Mật độ tối đa kim loại (Zn, Fe, Al): ≤ 5 ppm
  • Khoảng pH phù hợp:
    • Quá trình lọc: 3 – 10
    • Quá trình làm sạch: 2 – 12

5. Hiệu quả mà công nghệ Nano mang lại

Sử dụng công nghệ lọc nước Nano, bạn có thể hoàn toàn loại bỏ được các chất ô nhiễm có trong nước. Có thể kể đến như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất màu,…

ưu điểm vượt trội của công nghệ lọc nước nano
Công nghệ Nano giúp loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn,… gây hại.

Hiệu quả loại bỏ các chất của màng lọc Nano đã được kiểm tra nghiêm ngặt đạt:

  • Chất tan: > 75%
  • Các chất hữu cơ bền: 50 – 75%
  • Kim loại: 50 – 90%
  • Vi sinh vật có hại (tảo, vi khuẩn, nấm,…): ≥ 90%
  • Các hợp chất hữu cơ: 50 – 90%
  • Muối vô cơ

6. Ứng dụng của công nghệ Nano

Công nghệ lọc Nano được ứng dụng phổ biến nhất trong việc lọc nước. Công nghệ này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, các ion đa hóa trị, vi khuẩn,… có trong nước.

Ngoài ra, công nghệ Nano còn được áp dụng trong các ngành sản xuất như:

  • Công nghệ hóa dầu: loại bỏ một số thành phần, giúp làm sạch ngưng tụ khí
  • Sản xuất tinh dầu: sử dụng trong giai đoạn chiết thô nhằm làm giàu các hợp chất
  • Sản xuất dược phẩm: chiết xuất acid amin, chất béo từ máu, từ các tế bào nuôi cấy
  • Công nghiệp hóa chất: phục hồi, trao đổi dung môi
  • Công nghiệp sản xuất sữa, các loại nước trái cây

Geyser vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về công nghệ lọc nước Nano. Hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn về công nghệ này hay máy lọc nước thì có thể liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới nhé!

Bài viết Công nghệ lọc nước Nano là gì? Bất ngờ với hiệu quả cực lớn từ công nghệ này đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Geyser Việt Nam.



source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/cong-nghe-loc-nuoc-nano-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đâu mới là bộ tiền xử lý “chân ái nhất” của máy lọc nước ion kiềm?

Top 10+ loại nước uống giải rượu, đánh tan cơn say tốt nhất 2023

Trẻ em uống nước ion kiềm rất nguy hiểm – thực hư ra sao?