Nước uống có mấy loại? Phân biệt 5 loại nước uống phổ biến nhất

Hầu hết chúng ta đều biết và nhận thức được vai trò quan trọng của nước uống đối với cơ thể. Tuy nhiên, vẫn còn những băn khoăn và thắc mắc về một số loại nước: nước khoáng, nước tinh khiết, nước suối, nước ion kiềm,… Vậy nước uống có mấy loại, được chia thành bao nhiêu nhóm? Loại nước nào thực sự tốt cho sức khỏe hơn? Tất cả hãy cùng Geyser tìm câu trả lời ở bài viết này!

nước uống có mấy loại
Tìm hiểu các nhóm nước uống.

Nước uống có những loại nào?

Trước khi tìm hiểu về nước uống có những loại nào, Geyser sẽ thông tin đến bạn về khái niệm đồ uống – thức uống.

Theo Wikipedia, đồ uống – thức uống là một loại chất lỏng có tác dụng giải khát, giải nhiệt mà cơ thể con người có thể hấp thụ.

Đồ uống được chia làm 2 nhóm chính: có cồn và không có cồn. Dưới đây là bảng mô hình phân loại các nhóm đồ uống:

phân loại các nhóm đồ uống
Mô hình phân loại các nhóm đồ uống.

Tuy nhiên, cụ thể ở bài viết này, Geyser sẽ phân tích chi tiết đến bạn nhóm nước không cồn – không ga: loại nước thường.

Nước thường gồm có 5 loại phổ biến là: nước khoáng, nước tinh khiết, nước ion kiềm, nước cất và nước đun sôi để nguội. Đây là loại nước tiệt trùng, vô khuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn sử dụng.

5 loại nước thường uống phổ biến nhất

1. Nước khoáng

nước khoáng mineral water
Tên thường gọi khác của nước khoáng là “mineral water”.
Khái niệm Nước khoáng là loại nước được lấy từ nguồn suối khoáng, thành phần bao gồm: nhiều hợp chất muối và hợp chất lưu huỳnh.
Nguồn nước Nước chảy qua các tầng địa chất chứa các nguyên tố, khí tự nhiên hoặc hợp chất khoáng với hàm lượng cao hơn so với nước bình thường.
Thành phần Hàm lượng khoáng khá ổn định, đảm bảo có các yếu tố đặc hiệu theo quy định – tiêu chuẩn của thế giới và Việt Nam.
Công nghệ sản xuất Đóng chai tại nguồn đảm bảo kỹ thuật vô trùng, không qua xử lý làm ảnh hưởng thành phần của nước.
Công dụng – Cung cấp nước & nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ chữa bệnh, chăm sóc làm đẹp.

– Nước khoáng có thể trị bệnh khi có hàm lượng khoáng >1000mg, chỉ dùng theo chỉ thị của bác sĩ.

2. Nước tinh khiết

nước tinh khiết pure water
Nước tinh khiết với tên gọi khác là “pure water”.
Khái niệm Nước tinh khiết là nước ở mọi mặt bằng nào (nước giếng, nước sông, nước sinh hoạt…) được tiệt trùng.
Nguồn nước Nước giếng, nước sông, nước máy được tiệt trùng
Thành phần Hầu như không có thành phần vi khoáng.
Công nghệ sản xuất Lọc triệt cặn bẩn, tiệt trùng
Công dụng Cung cấp nước cho cơ thể hàng ngày, giải khát

3. Nước cất

nước cất distilled water
Nước chưng cất với tên gọi khác là “distilled water”.
Khái niệm Nước cất là loại nước được tạo ra qua quá trình chưng cất. Nước cất hay có thể được xem là nước khử khoáng hoặc ion. Nước cất không chứa vi khuẩn, chất gây ô nhiễm, khoáng chất hoặc chất dinh dưỡng.
Nguồn nước Nước giếng, nước sông, nước máy được tiệt trùng
Thành phần Oxy, Hydro
Công nghệ sản xuất Chưng cất
Công dụng Cho ngành dược, ngành thực phẩm

4. Nước ion kiềm

nước ion kiềm alkaline water
Nước ion kiềm với tên gọi khác là “alkaline water”.
Khái niệm Nước kiềm hay nước có tính kiềm được xác định dựa trên độ pH của nước.
Nguồn nước Nước máy được lọc và điện phân qua máy điện giải
Thành phần Có độ pH = 8.5-9.5, hàm lượng khoáng ổn định, giàu Hydrogen
Công nghệ sản xuất Nước được tinh lọc tiệt trùng, tuy nhiên vẫn giữ tính tự nhiên của nước. Sau đó nước được mang đi điện phân thành các ion H+, OH- (tạo kiềm tự nhiên)
Công dụng Cung cấp nước và khoáng chất, hỗ trợ thanh lọc, giải độc cơ thể (rất có lợi cho tiêu hóa), chống oxy hóa, có thể dùng trong nấu ăn.

5. Nước đun sôi để nguội

nước đun sôi để nguội
Phần lớn người dân hiện tại chọn nước đun sôi để nguội là nguồn nước uống chính cho gia đình.
Khái niệm Nước đun sôi để nguội là tất cả nguồn nước được đun sôi lên ở nhiệt độ 100 độ C để diệt khuẩn và dùng để uống.
Nguồn nước Nước giếng, nước máy được tiệt trùng
Thành phần Tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào
Công nghệ sản xuất Đun sôi để nguội
Công dụng Cung cấp nước cho cơ thể hàng ngày, giải khát

Hướng dẫn dùng giác quan để phân biệt các loại nước uống

cách phân biệt các loại nước uống thông thường
Cách phân biệt các loại nước bằng giác quan.
Nước khoáng Nước tinh khiết Nước cất Nước ion kiềm Nước đun sôi để nguội 
Phân biệt bằng vị giác Khi uống có cảm giác hơi tê ở đầu lưỡi, vị ngọt/mặn (tùy loại), cảm giác tươi mát Không vị Không vị Vị ngọt dịu tự nhiên Thông thường không vị. Nhưng nếu chưa đun sôi kỹ sẽ có vị lợ lợ.
Phân biệt bằng thị giác Có sủi bọt khí nhỏ khi rót ra ly Không có hiện tượng sủi bọt khí Không có hiện tượng sủi bọt khí Không có hiện tượng sủi bọt khí Không có hiện tượng sủi bọt khí.

Theo bảng so sánh – phân biệt ở trên, bạn có thể thấy được từng loại nước đều có những đặc điểm riêng. Trong cuộc sống sinh hàng ngày, thông thường mọi người vẫn thường hay nhầm lẫn những khái niệm này. Chính vì vậy, mọi người cần nắm rõ – phân biệt được để lựa chọn sử dụng phù hợp, đúng mục đích.

Lưu ý khi sử dụng nước uống đóng chai

Một ví dụ cụ thể về vấn đề nhầm lẫn này trong trường hợp của loại nước Aquafina. Có người gọi Aquafina là nước khoáng, nước suối,… nhưng thực chất Aquafina là nước tinh khiết.

lưu ý khi sử dụng nước tinh khiết
Aquafina thuộc loại nước tinh khiết.

Ngoài những loại nước phân tích ở trên, bạn cũng có thể gặp những khái niệm sau về các loại nước uống:

  • Nước suối: Đây là loại nước gần giống với nước khoáng, nhưng hàm lượng khoáng nhất định không được ổn định.
  • Nước lọc: Chỉ chung các loại nước đã qua xử lý. Ví dụ: nước lọc qua máy hoặc nước đun sôi.

Trong quá trình sử dụng nước uống đóng chai, bạn cần lưu ý 3 điều sau:

  • Nước tinh khiết phù hợp sử dụng mỗi ngày, bất cứ thời gian nào trong ngày.
  • Nước khoáng phù hợp dùng để bổ sung khoáng chất cho cơ thể khi bị thiếu hụt. Không nên sử dụng nước khoáng để nấu ăn. Ngoài ra, không nên thay nước khoáng hoàn toàn bằng nước tinh khiết.
  • Trẻ nhỏ và người có thận yếu không nên uống nhiều nước khoáng.

Bài viết này của chúng tôi đã chia sẻ đến bạn cụ thể về các loại nước uống trong nhóm nước thường.

Hy vọng với kiến thức về chủ đề “nước uống có mấy loại” này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại nước và tự bản thân mình có thể chủ động cung cấp cho cơ thể loại nước đúng và phù hợp nhất trong từng thời điểm và để đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng khỏe khoắn, đủ nước và khoáng chất nhất!

Bài viết Nước uống có mấy loại? Phân biệt 5 loại nước uống phổ biến nhất đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Geyser Việt Nam.



source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/nuoc-uong-co-may-loai/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đâu mới là bộ tiền xử lý “chân ái nhất” của máy lọc nước ion kiềm?

Top 10+ loại nước uống giải rượu, đánh tan cơn say tốt nhất 2023

Trẻ em uống nước ion kiềm rất nguy hiểm – thực hư ra sao?