Độ cứng của nước là gì? Nhận biết độ cứng của nước như thế nào?
Nước cứng là vấn đề nan giải của hầu hết các hộ gia đình hiện nay. Độ cứng của nước xuất hiện khi tồn tại quá nhiều muối chứa Canxi, Magie, làm tăng chất khoáng hòa tan trong nước. Sử dụng nước cứng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt đời sống của con người. Cùng tìm hiểu độ cứng của nước là gì? Phân loại các độ cứng của nước như thế nào thông qua bài viết sau đây.
1. Độ cứng của nước là gì?
Ở điều kiện thông thường, nước sẽ tồn tại ở thể lỏng. Khi đem nước đun sôi ở nhiệt độ trên 100 độ C thì nước sôi lên và chuyển thành thể khí. Còn ở nhiệt độ dưới 0 độ C, nước tồn tại ở thể rắn (đá). Đặc biệt ở thể lỏng, có tồn tại khái niệm nước cứng và nước mềm. Độ cứng của nước là gì là thắc mắc của khá nhiều người.
Độ cứng của nước là do hàm lượng khoáng chất hoà tan trong nước như: Ca2+, Mg2+,… trong nước quá nhiều. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi mẫu nước sẽ có các hàm lượng ion này khác nhau. Vậy nên, nước cứng chính là chỉ hàm lượng ion khoáng chất tồn tại trong nước.
Theo thang đo độ cứng của nước của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) thì người ta phân loại nước cứng dựa theo lượng Mg của Canxi Cacbonat trên lít nước (mg/l) như sau:
- 0 – 60 ppm (mg/L): Nước mềm.
- Từ 61 – 120 ppm (mg/L): Nước cứng vừa phải
- Từ 121 – 180 ppm (mg/L): Nước cứng.
- Trên 180 ppm (mg/L): Nước rất cứng.
2. Phân loại độ cứng của nước
Tương tự như nước cứng, ta cũng có những chỉ số để phân loại độ cứng của nước:
- Độ cứng tạm thời (Độ cứng cacbonat): Chứa muối hidrocacbonat của canxi và magie. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các muối này sẽ chuyển thành muối cacbonat kết tủa màu trắng. Do đó, người ta thường dùng nhiệt độ để làm giảm độ cứng tạm thời.
- Độ cứng vĩnh cửu (độ cứng phi cacbonat): Chứa muối clorua và sunfat của canxi và magie. Nhiệt độ không thể làm giảm độ cứng vĩnh cửu bởi không tạo chất kết tủa. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng các chất hóa học như soda, vôi tôi… để giảm độ cứng.
3. Cách nhận biết độ cứng của nước
Hiện nay, rất khó để xác định hàm lượng ion khoáng chất chính xác đang tồn tại trong nước là bao nhiêu. Tuy nhiên vẫn có một số cách giúp bạn nhận biết nước có độ cứng hay không. Nước cứng gây ảnh hưởng nặng nề đến:
- Các đồ vật nước cứng tiếp xúc.
- Thực phẩm được chế biến từ nước cứng.
- Nước uống từ nước cứng.
- Tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước.
Nếu nhận thấy có gì khác thường từ những yếu tố này thì có thể xác định được nước cứng. Thành phẩm càng có nhiều thay đổi thì chứng tỏ độ cứng trong nước càng cao. Cách nhận biết cụ thể như sau:
3.1 Đồ vật tiếp xúc với nước cứng
Các đồ vật như: bình đun nước, vòi sen, cốc nước, cốc và chén rửa bằng nước, gương và các bề mặt bị nước bắn vào, … là thường xuyên tiếp xúc với nước cứng. Sau khi tiếp xúc với nước có độ cứng một thời gian, các đồ vật này sẽ xuất hiện lớp cặn trắng hoặc váng đục màu.
Các lớp cặn này khó có thể loại bỏ bằng các biện pháp rửa thông thường. Nếu độ cứng trong nước cao thì các lớp cặn này sẽ càng dày. Dựa vào quan sát các đồ vật này bạn có thể xác định được nước có bị nhiễm canxi, magie nhiều hay không.
3.2 Thực phẩm, đồ uống từ nước cứng
Bên cạnh đồ vật thì sử dụng nước cứng chế biến thực phẩm, đồ uống cũng gây ra các tác hại sau:
- Rau củ bị mất màu, không còn xanh tươi.
- Độ ngon của thức ăn bị giảm.
- Tốn nhiều thời gian để nấu chín.
- Vị thanh của nước mất đi.
- Trà và cà phê xuất hiện váng cặn.
Nếu các biểu hiện trên diễn ra thường xuyên, chứng tỏ độ cứng trong nước đang cao hoặc rất cao. Ngoài ra, biểu hiện của nước có độ cứng còn có:
- Nước cứng có hàm lượng Magie nhiều hơn sẽ có vị đắng.
- Nước đun sôi có kết tủa CaCO3 hoặc MgCO3.
- Dùng nước cứng để giặt giũ có rất ít bọt.
3.3 Tính toán theo hàm lượng Ca, Mg trong nước
Thường mọi người sẽ sử dụng các loại thuốc thử và dựa vào phản ứng của nước với thuốc thử để tính toán được hàm lượng Ca, Mg trong nước từ đó xác định độ cứng của nước. Độ cứng bên trong nước thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:
- CaCO3 <50 mg/l là nước mềm.
- CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình.
- CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng và sử dụng gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
Để áp dụng phương pháp chuẩn độ Complexon, người ta sẽ sử dụng dung dịch đệm là NH3 + NH4Cl có pH = 10 bằng chỉ thị eriocrom đen T.
>> Thao khảo: Hướng dẫn cách xử lý nước cứng bằng vôi – soda mới nhất
4. Giải pháp giúp giảm độ cứng của nước
Có thể thấy, nếu nước tồn tại một độ cứng quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ khiến việc chế biến thực phẩm, thức uống bị giảm độ ngon mà còn ảnh hưởng đến độ bền của các vật dụng trong gia đình.
Hiện nay có rất nhiều giải pháp giúp làm giảm độ cứng của nước. Trong đó hiệu quả nhất phải kể đến đó là các loại máy lọc nước. Bạn cần chọn sản phẩm lọc nước phù hợp với điều kiện và nguồn nước nhà mình. Máy lọc nước Nano được đánh giá là tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng loại bỏ nước cứng với:
- Không cần dùng điện để hoạt động nên cấu tạo không có máy bơm hay bình áp. Máy có kích thước nhỏ gọn và chi phí rẻ.
- Không có nước thải.
- Thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, máy lọc nước Nano chỉ có 3 lõi lọc, giảm khả năng tái nhiễm khuẩn. Nguồn nước đầu ra không còn độ cứng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thị trường hiện nay có các loại máy lọc nước như:
- Bình lọc nước mini.
- Máy lọc nước dành cho gia đình.
- Thiết bị lọc nước tổng sinh hoạt.
Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà có thể chọn một sản phẩm lọc nước phù hợp. Đây được xem là giải pháp tốt nhất hiện nay giúp bạn có nguồn nước an toàn, không ảnh hưởng thức ăn, nước uống hay đồ vật trong nhà.
Đến đây, bạn đã hiểu độ cứng của nước rồi phải không và tìm được giải pháp uống nước cứng an toàn, hiệu quả nhất rồi phải không? Có thể thấy việc sử dụng nước cứng còn tiềm ẩn nhiều bất lợi. Nếu có nhu cầu về máy lọc nước Nano hãy liên hệ với Geyser Việt Nam để tìm hiểu thêm:
Bài viết Độ cứng của nước là gì? Nhận biết độ cứng của nước như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/do-cung-cua-nuoc-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét