Phân biệt nước cứng và nước mềm

Thông thường, nước được sử dụng để ăn uống và sinh hoạt đều ở thể lỏng. Tuy nhiên vẫn có khái niệm nước cứng và nước mềm làm nhiều người phân vân. Vậy đâu là nước cứng, đâu là nước mềm? Sự khác biệt của hai loại nước này là gì? Hãy cùng Geyser Việt Nam giải đáp thông qua bài viết sau đây.

nước cứng và nước mềm
Sự khác nhau giữa nước cứng và nước mềm là gì?

1. Nước mềm là gì?

Nước mềm là nước có hàm lượng ion canxi và magie cực thấp. Nguồn nước trong tự nhiên hiện nay là nước mềm. Nếu nước mềm chỉ di chuyển trong lưu vực có đá cứng và không thấm nước thì không thể chuyển hoá thành nước cứng.

Nước mềm có lượng lớn các ion Natri và Bicarbonate. Trong nước mềm không có tồn tại khoáng chất nên tình trạng lắng đọng canxi (cặn trắng) cũng không xuất hiện. Nước mềm không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt hay đồ vật dùng hằng ngày.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý nếu nước mềm được chuyển đổi từ nước cứng thì có thể gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là quá trình làm mềm nước cứng có sử dụng các hoá chất. Vậy nên, dù nguồn nước là nước mềm thì vẫn nên sử dụng máy lọc nước để đảm bảo an toàn.

1.1. Ưu điểm của nước mềm

Giữ mềm mại cho tóc và da

Sử dụng nước mềm trong sinh hoạt dường như không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Khi gội đầu hay vệ sinh cơ thể, nước không có khoáng chất sẽ giúp da và tóc mềm mịn hơn.

Tạo nhiều bọt

Khả năng tạo bọt khi dùng chung với xà phòng của nước mềm tốt hơn so với nước cứng.

Tăng độ bền của đồ gia dụng

Các thiết bị như ấm đun, vòi nước, máy rửa chén đều đảm bảo được tuổi thọ khi dùng nước mềm.

nước mềm và nước cứng
Nước mềm không gây hại gì đến các vật dụng trong nhà.

1.2. Nhược điểm của nước mềm

Không có khoáng chất tốt cho cơ thể

Chất khoáng tự nhiên có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ví dụ như: giảm táo bón, sưng, giảm co thắt cơ bắp và phù chân, …

Do đó, mỗi ngày đều cần bổ sung lượng khoáng chất cần thiết. Đối với nước mềm, có rất ít canxi và magie thì không nên sử dụng ăn uống nhiều.

2. Thế nào là nước cứng?

Nước cứng là nước có hàm lượng khoáng chất Canxi và Magie cao, sự kết hợp giữa 2 ion này gây ra độ cứng trong nước.

Nước cứng thông thường được hình thành do quá trình nước mềm di chuyển, tiếp xúc với các mỏ khoáng sản. Tiêu chuẩn của WHO đề ra, thì nước có hàm lượng chất khoáng hoà tan lớn hơn 120mg/lít là nước cứng.

Nước cứng cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Các loại nước có độ cứng cao thường là nước khoáng đắt tiền sẽ có vị hơi chát.

2.1. Ưu điểm của nước cứng

Nguồn nước giàu khoáng tốt cho sức khỏe

Nước cứng có tồn tại một lượng khoáng chất Canxi và Magie nhất định. Hai khoáng chất này đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể con người. Nước khoáng giúp tăng sức đề khoáng và sức khỏe. Mọi cơ quan như: tim, thần kinh, hệ hô hấp, cơ bắp, … đều cần khoáng chất để quá trình hoạt động diễn ra bình thường.

Vậy nên, bổ sung khoáng chất mỗi ngày là việc không nên bỏ qua. Khoáng chất có nhiều trong các bữa ăn đầy đủ và khoa học. Tuy nhiên, dù chế độ ăn hợp lý thì cũng không thể thay thế lượng khoáng chất có trong nước uống.

Giảm nguy cơ bị táo bón

Magie có trong nước cứng đóng vai trò như chất bôi trơn dành cho dạ dày giúp cải thiện tình trạng phân hiệu quả. Có rất nhiều trường hợp bị táo bón và sử dụng nước cứng như là giải pháp.

Tránh xơ cứng động mạch

Trong nước cứng có nhiều Canxi và Magie, giúp cho máu lưu thông thuận lợi hơn. Điều này giúp tránh tình trạng xơ cứng động mạch, không còn bị nhồi máu cơ tim hay nhồi máu não.

Cân bằng độ pH

Nguồn nước thông thường có độ axit cao, còn đối với nước cứng có nhiều khoáng chất thì có độ kiềm cao. Nước lúc này có độ pH cân bằng hơn so với nước mềm. Nước mềm có độ kiềm thấp làm cho độ pH giảm đi.

nước mềm nước cứng
Khoáng chất trong nước cứng đem lại nhiều lợi ích.

2.2. Nhược điểm của nước cứng

Nước đun sôi có kết tủa

Nước cứng khi bị đun sôi ở nhiệt độ cao sẽ diễn ra tình trạng kết tủa. Cụ thể phương trình kết tủa như sau:

Ca(HCO3)2      =>         CaCO3↓     +  CO2   +       H2O

Các vật dụng bị bám cặn

Các đồ vật trong nhà tiếp xúc với nước cứng sau một thời gian sẽ bị bám cặn trắng. Điều này gây mất thẩm mỹ và giảm hiệu quả hoạt động của các thiết bị.

Không phù hợp để tắm gội, giặt giũ

Khi pha xà phòng với nước cứng, rất khó để tạo bọt. Sau khi tắm bằng nước có lượng ion cao cũng khiến khô da và tóc.

Làm mòn và giảm khả năng dẫn nhiệt của thiết bị công nghiệp

Đối với ngành công nghiệp, nước cứng có thể gây ảnh hưởng đến nhiều vật dụng như làm mòn và giảm khả năng dẫn nhiệt do các muối khoáng có trong nước.

Nước bám cặn
Hậu quả của hiện tượng nước bám cặn với thiết bị sinh hoạt

3. So sánh nước cứng và nước mềm

Một cách ngắn gọn, hàm lượng khoáng chất chính là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa nước cứng và nước mềm.

Nước cứng chứa các khoáng chất như canxi, magiê và vôi. Ngược lại, nước mềm không có bất kỳ khoáng chất nào như vậy.

Phân loại Hàm lượng độ cứng
Nước mềm Dưới 60mg / L
Nước cứng trung bình 60-120 mg / L
nước cứng 120-180 mg / L
Nước rất cứng 180mg / L trở lên

Phân loại nước cứng và nước mềm (Nguồn: WHO – Tổ chức Y tế Thế giới)

so sánh nước cứng và nước mềm
Bảng so sánh nước cứng và nước mềm dựa trên sự ảnh hưởng lên đời sống con người.

4. Dùng nước cứng hay nước mềm tốt hơn?

Nước mềm thích hợp trong sơ chế thực phẩm, giặt quần áo và sinh hoạt tắm gội hằng ngày. Vì nước mềm có ít các cặn khoáng chất hơn nên có khả năng rửa sạch bụi bẩn mà không để lại các mảng trắng hay làm khô da, tóc.

Nước cứng lại phù hợp để uống vì các chất khoáng có lợi cho cơ thể. Những vấn đề sức khỏe như táo bón hay sơ vữa động mạch hoàn toàn có thể được hỗ trợ cải thiện bằng cách uống nước cứng.

phân loại nước cứng và nước mềm
Dùng nước cứng hay nước mềm tốt hơn?

Bài viết trên là những thông tin về phân loại nước cứng và nước mềm giúp bạn giải đáp các thắc mắc về hai loại nước này. Thông qua các so sánh, có thể thấy loại nước nào cũng có ưu và nhược điểm riêng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình, bạn có thể sử dụng máy lọc nước để nguồn nước đầu ra luôn sạch và tốt.

Bài viết Phân biệt nước cứng và nước mềm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .



source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/nuoc-cung-va-nuoc-mem/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đâu mới là bộ tiền xử lý “chân ái nhất” của máy lọc nước ion kiềm?

Top 10+ loại nước uống giải rượu, đánh tan cơn say tốt nhất 2023

Trẻ em uống nước ion kiềm rất nguy hiểm – thực hư ra sao?