TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A
Thời tiết chuyển giao, dịch cúm A đang có dấu hiệu bùng phát, tuy là bệnh thông thường nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc tốt, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Dưới đây là TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A mà bạn nên biết
1. Đối tượng nào dễ mắc phải các biến chứng do cúm A gây ra
Cúm là bệnh lây nhiễm bởi virus cấp tính, có tốc độ lây truyền nhanh và trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây ra bệnh cúm A do các chủng virus A,B,C trong đó phổ biến nhất vẫn là bệnh cúm A.
Khi mắc bệnh cúm A, các virus cúm có trong nước mũi, nước bọt, chính vì vậy khi tiếp xúc gần với người khác thường rất dễ lây bởi những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng của người bệnh khi ho, hoặc khi tiếp xúc trong không khí.
Những đối tượng dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nhất thường là người già trên 60 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ có bầu, những người có tiền sử các bệnh về hen suyễn, hô hấp, tim mạch, phổi tắc nghẽn…..
Một số các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh phải kể đến như:
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Nhắc đầu
- Đau mỏi cơ bắp
- Chán ăn
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, khó thở
- Có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.
Thời gian phát bệnh và khỏi bệnh thường du di trong tầm 7 ngày. Với những trường hợp dễ bị tổn thương vừa kể trên thì có thể kéo dài thời gian và diễn biến bệnh phức tạp hơn, chúng rất dễ gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản…..
Một số trường hợp bệnh diễn tiến nhanh và nặng hơn thường có các triệu chứng khó thở, tím tái, phù phổi suy suy hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao.
2. Những điều lưu ý khi chăm sóc người bệnh cúm A
Đối với người mắc bệnh cúm A thông thường, phương pháp điều trị chính là giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như sốt, ho, đau họng, nhức đầu, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
- Bệnh nhân cần tự cách ly mình để tránh gây bệnh cho người khác, trong trường hợp cần ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, người chăm sóc bệnh nhân cũng cần đeo khẩu trang và sát khuẩn kỹ.
- Người bệnh nên nghỉ ngơi trong một không gian thông thoáng, yên lặng, hạn chế dùng điều hòa, mặc quần áo mỏng.
- Nếu người bệnh sốt cao cần chườm ấm, uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định
- Súc miệng bằng nước muối sáng tôi 2 lần
- Nếu thấy các biểu hiện không thuyên giảm caàn đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Top thực phẩm tăng sức để kháng trong mùa cúm A
3.1 Rau xanh – thực phẩm tăng sức đề kháng
Trong rau xanh, chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp bổ sung và tái tạo các chất dinh dưỡng, đề phòng bội nhiễm, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho người bị bệnh.
Người bệnh nên ăn các loại rau củ có màu đậm như rau ngót, cải xanh, súp nơ, bí đỏ, cà rốt
3.2 Nước ion kiềm điện giải
Trước tiên bạn cần uống đủ lượng nước mỗi ngày, sau đó sẽ tính đến việc nên bổ sung nước ion kiềm để gia tăng hiệu quả. Việc uống nước ion kiềm mỗi ngày rất có lợi cho sức khỏe. Nước ion kiềm pH 9.5 có chức năng trung hòa axit dư thừa trong cơ thể, đưa cơ thể về trạng thái hoàn nguyên, có nhiều chất chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, trong nước ion kiềm có chứa các phân tử Hydrogen giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa các gốc tự do, nhờ đó hệ miễn dịch cũng có thêm sức mạnh để chống chọi với các loại virus cúm A đang hoành hành trong cơ thể.
Xem thêm: Máy lọc nước ion kiềm có tốt không hay chỉ bị “tung hỏa mù”?
Xem thêm: Biết 100 điều này, bạn chắc chắn sẽ là chuyên gia nước!
3.3 Các thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C giúp kích thích sản xuất ra các tế bào bạch cầu chống lại các vi khuẩn, virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể. Hơn nữa, bản thân các chất vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, nên giúp bảo vệ các tế bào, ngăn ngừa và giảm các triệu chứng gây bệnh.
Bạn có thể tìm thấy các chất Vitamin C trong trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi… ; các loại rau như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông…
3.4 Thực phẩm giàu kẽm cũng là thực phẩm tăng sức đề kháng
Kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động của nhiều chức năng cơ thể, đặc biệt là hệ miễn dịch và sức đề kháng để chống lại nhiễm trùng bên ngoài.
Việc cơ thể bị thiếu hụt kẽm là nguyên nhân gây ra các hiện tượng nhiễm trùng hô hấp như cảm lạnh, cúm , viêm xoang, phổi…..
Kẽm có mặt trong các loại thực phẩm từ động vật, những loại thực vật thường chứa ít kẽm và không có nhiều giá trị sinh học do khó hấp thụ vào cơ thể con người. Những người đang mắc bệnh nên ăn nhiều các thức ăn giàu kẽm từ động vật như hàu, sò, thịt gà, thịt lợn, trứng, tôm, cua.
3.5 Các loại gia gia vị trong thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A.
Một số các loại gia vị như hành, tỏi, mật ong, gừng cũng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm rất tốt cho những người mắc bệnh cúm A. Chúng cũng được đánh giá là thực phẩm tăng cường sức đề kháng trong mùa cúm A hiệu quả được nhiều người tin dùng.
Trong tỏi có chứa các chất alicin, hợp chất sunlfur có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạch. Chính vì vậy, tỏi được coi là là loại thực phẩm tốt để làm giảm các triệu chứng khó chịu do cúm gây ra như ngạt mũi, giảm ho. Người bệnh nên gia tăng lượng tỏi ăn trong mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài tỏi, gừng cũng được xem là liều thuốc tự nhiên và lành tính nhất để điều trị các loại bệnh cảm cúm thông thường. Gừng có thể được chế biến trong các món ăn như canh gà, trà gừng, cháo hoặc để ngâm chân hoặc tắm toàn thân cũng rất tốt.
Không chỉ gừng và tỏi, mật ong cũng là sự lựa chọn ta nên nghĩ đến mỗi khi bị cảm cúm. Mật ong giúp làm ấm cơ thể, hỗ trợ kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng mật ong để pha trà gừng hoặc nước chanh tươi sẽ giúp cô họng dịu hơn, giảm ho cực hiệu quả.
4. Những biện pháp khác giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa cúm
Trên thực tế cho thấy, những người có sức đề kháng yếu khi mắc bệnh thường có diễn tiến bệnh phức tạp và nguy hiểm hơn các trường hợp khác. Chưa kể, trong người có sẵn bệnh nền thì nguy cơ bội nhiễm thêm nhiều bệnh khác càng cao.
Chính bởi vậy, ngoài thực hiện các chế độ ăn uống kiêng khem, khoa học, bổ sung 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A thì cần xây dựng ngay cho chính mình và gia đình một lối sống lành mạnh, vui khỏe để tạo nên “lá chắn kiên cố” để chủ động phòng tránh mọi loại bệnh, hãy:
- Uống nhiều nước, nhất là các loại nước tốt cho sức khỏe như nước khoáng, nước ion kiềm
- Ăn chín uống sôi
- Sống và làm việc khoa học
- Tập thể dục hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: Uống nhiều nước điện giải có tốt không theo góc nhìn chuyên gia?
Nói tóm lại, việc cải thiện hệ miễn dịch giúp cho cơ thể có thể chống chọi được với các tác nhân tiêu cực ngoài môi trường tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các loại bệnh truyền nhiễm, mãn tính. Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, vừa trải qua thời gian hết sức mệt mỏi và đau thương bởi covid 19. Trong bất kỳ trường hợp nào, chủ quan cũng là điều KHÔNG NÊN, vì vậy, hãy tự biết bảo vệ chính mình và gia đình bằng cách bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay.
Bài viết TOP 5 loại thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa cúm A đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
source https://www.geyser.com.vn/tin-tuc/top-5-loai-thuc-pham-tang-suc-de-khang-trong-mua-cum-a/
Nhận xét
Đăng nhận xét